Với mục đích đa dạng hóa sản phẩm, đáp ứng đầy đủ nhu cầu đa dạng của khách hàng, Taxi Asia đã và đang phát triển thêm dòng sản phẩm xe nhượng quyền thương hiệu. Dòng xe nhượng quyền thương hiệu mong muốn mang đến sự linh hoạt, chủ động và hiệu quả kinh tế cao cho quý đối tác.
Với mục đích đa dạng hóa sản phẩm, đáp ứng đầy đủ nhu cầu đa dạng của khách hàng, Taxi Asia đã và đang phát triển thêm dòng sản phẩm xe nhượng quyền thương hiệu. Dòng xe nhượng quyền thương hiệu mong muốn mang đến sự linh hoạt, chủ động và hiệu quả kinh tế cao cho quý đối tác.
Du lịch tự phát
Mấy tháng nay, trên một số tờ báo mạng và mạng xã hội facebook xuất hiện các thông tin ca ngợi vẻ đẹp của đảo Điệp Sơn (thôn Điệp Sơn, xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh). Tuy nhiên, thực tế không hẳn như vậy.
Cảnh đẹp duy nhất ở Điệp Sơn là con đường đi bộ dưới biển
Đến Điệp Sơn mới thấy, nét độc đáo, lạ lẫm duy nhất ở đây là con đường dài khoảng 150m nối hai đảo Điệp Sơn và Hòn Ó. Lúc thủy triều lên, con đường chìm dưới nước biển, khi thủy triều rút, đường lại hiện lên và mọi người có thể đi bộ qua lại giữa 2 đảo. Con đường này được ca tụng là đường dưới biển duy nhất ở Việt Nam.
Tuy nhiên, vẻ đẹp cảnh quan tự nhiên nơi đây chỉ có thế. Các hình ảnh giới thiệu về Điệp Sơn cũng chỉ tập trung ở khu vực này.
Bãi biển Điệp Sơn
Điệp Sơn hiện nay đơn giản là một làng chài với nghề chính là đánh bắt, nuôi trồng thủy sản. Nơi đây không có những bãi tắm, bởi bao quanh đảo là những rạn san hô chết; bờ biển thì rất nhiều rác… Cây cối trên đảo cũng xơ xác và càng tan hoang hơn khi bị khách du lịch chặt để dựng lều, đốt lửa.
Hòn đảo nhỏ Điệp Sơn, nơi sinh sống của 361 con người vốn dĩ bình yên nay đã bị xáo trộn bởi sự xuất hiện của khách du lịch. Từ đầu năm 2016 đến nay, rất nhiều người đã đến đây, dựng lều, trại ở lại ăn uống, nhậu nhẹt qua đêm, khi về để lại những đống rác…, tạo nên khung cảnh lôi thôi, nhếch nhác cho hòn đảo nhỏ này. Đó là chưa kể khi đêm xuống, những vị khách này còn bật loa hát hò, vui chơi đến sáng gây ồn ào, ảnh hưởng đến giấc ngủ của người dân.
Những chiếc ghe thủy sản nhận chở khách đi Điệp Sơn tại khu vực Tân Dân
Hôm chúng tôi rời Điệp Sơn đã chứng kiến cảnh một người dân bắt đền nhóm khách vì chặt cây trong vườn nhà họ. Sự việc này sau đó phải nhờ lực lượng an ninh của thôn can thiệp khi nhóm khách không chịu bồi thường.
Tiềm ẩn nhiều nguy cơ
Hiện nay, để đến với Điệp Sơn, nếu đi từ cầu tàu ở thị trấn Vạn Giã mất khoảng 1 tiếng, nếu xuống khu vực thôn Tân Dân (xã Vạn Thắng) đi qua thì mất khoảng 20 phút.
Chúng tôi chọn cách thứ 2 và nhận thấy nơi đây không có cầu tàu, những chiếc ghe nhận chở khách cập vào bờ của một đìa nuôi thủy sản để khách bước xuống. Anh Phước – chủ một chiếc ghe chở khách ở khu vực này cho biết, hiện ở đây có 8 chiếc ghe nhận chở khách, đều là ghe thủy sản. “Trước đây, ghe của tôi sử dụng để đánh bắt thủy sản, nhưng từ gần Tết, thấy khách đi Điệp Sơn nhiều nên tôi mua thêm mấy cái áo phao để trên ghe và bắt đầu chở khách. Ngày biển sóng lớn ghe chở 6 người, sóng nhỏ thì có thể chở đến 12 người. Đa số các ghe ở đây đều không được cấp phép để chở khách, thỉnh thoảng vẫn có ghe bị lực lượng bộ đội biên phòng nhắc nhở”, anh Phước cho biết.
Vào dịp cuối tuần, lượng người xuất phát đi Điệp Sơn từ đây lên đến vài trăm người. Qua quan sát, chúng tôi thấy có một số ghe hành khách không mặc áo phao, thậm chí có ghe không trang bị áo phao vẫn vô tư chở người. Hiện trên đảo Điệp Sơn chưa có cơ sở lưu trú, cũng chưa có nhà dân nào cho khách vào ở cùng theo dạng homestay. Gần đây, có 10 hộ trong thôn nhận nấu ăn cho các nhóm khách nếu họ liên hệ đặt trước.
Nhà vệ sinh trên đảo cũng rất ít, nên tình trạng du khách phóng uế bừa bãi trên đảo là điều không thể tránh khỏi.
Theo ông Nguyễn Ngọc Mẫn – Trưởng thôn Điệp Sơn, việc khách du lịch đến Điệp Sơn mới diễn ra từ đầu năm 2016 và ngày càng tăng, cá biệt từ mùng 4 đến mùng 7 Tết Bính Thân vừa qua, mỗi ngày có khoảng 1.500 người đến Điệp Sơn. “Năm ngoái, tình hình khô hạn khiến lượng nước trên đảo giảm sút, người dân trên đảo không đủ nước để dùng. Năm nay, nếu có thêm khách du lịch thì tình hình chắc sẽ khó khăn hơn rất nhiều.
Đến nay, Điệp Sơn vẫn chưa có điện lưới quốc gia nên sinh hoạt thường ngày vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Môi trường sinh thái trên đảo đang chịu những tác động trực tiếp từ việc xả thải của du khách”, ông Mẫn cho biết.
Ngoài những nguy cơ về mất an toàn, môi trường như trên, tình trạng du khách đến Điệp Sơn nhiều cũng kéo theo nguy cơ mất an ninh trật tự.
Tuy chưa có vụ việc đáng tiếc nào xảy ra, nhưng theo một người phụ trách an ninh thôn thì đã có trường hợp kẻ xấu trà trộn vào du khách để thực hiện các hành vi bất chính, nhưng rất may thôn đã kịp thời phát hiện, ngăn chặn.
Qua tìm hiểu được biết, đa số người dân trên đảo muốn hoạt động du lịch nơi đây phát triển, bởi như vậy họ sẽ có cơ hội tiếp xúc với nhiều người, có thêm thu nhập từ những công việc phục vụ du khách… Tuy nhiên, hoạt động du lịch ở Điệp Sơn hiện nay hoàn toàn mang tính tự phát; những điều kiện tối thiểu để phục vụ cho hoạt động du lịch ở đây vẫn còn là số không. Để du lịch Điệp Sơn phát triển cần phải có quy hoạch cụ thể, có lộ trình cùng sự đầu tư đồng bộ. Theo ông Nguyễn Thanh Nam – Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Vạn Thạnh, mới đây có đoàn lãnh đạo huyện Vạn Ninh và một công ty du lịch ở Nha Trang đến khảo sát Điệp Sơn.
Trước mắt, huyện và xã yêu cầu thôn lưu ý việc đảm bảo vệ sinh môi trường, vận động người dân cho du khách vào ở trong nhà, tránh tình trạng cắm lều, trại ngoài bờ biển, làm các nhà tạm để khách có chỗ đi vệ sinh, giữ gìn an ninh trật tự.
Hy vọng, trong khi chờ đợi một hướng đi, các cấp, ngành sẽ quan tâm bảo vệ Điệp Sơn, tránh cho hòn đảo nhỏ bị tàn phá thêm bởi kiểu du lịch tự phát như hiện nay.
NHÂN TÂM
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Đang truy cập : 41
•Máy chủ tìm kiếm : 2
•Khách viếng thăm : 39
Hôm nay : 27
Tháng hiện tại : 28952
Tổng lượt truy cập : 7291935