01:32 ICT Thứ tư, 11/09/2024

Tin nổi bật

Chính sách nhượng quyền thương hiệu Taxi Asia

Với mục đích đa dạng hóa sản phẩm, đáp ứng đầy đủ nhu cầu đa dạng của khách hàng, Taxi Asia đã và đang phát triển thêm dòng sản phẩm xe nhượng quyền thương hiệu. Dòng xe nhượng quyền thương hiệu mong muốn mang đến sự linh hoạt, chủ động và hiệu quả kinh tế cao cho quý đối tác.

 
/uploads/news/2023_05/08/ai.jpg

Taxi ASIA khai trương dòng xe mới tại Nha Trang

Taxi ASIA khai trương dòng xe mới 20 chiếc Toyota Vios 5 chỗ và 25 chiếc Avanza 7 chỗ nâng tổng số đầu xe taxi đang hoạt động lên 200 chiếc tại thành phố Nha Trang.

 
/uploads/news/2023_04/01/zzz.jpg

Lái xe Phan Văn Quang trả lại tài sản cho khách hàng để quên trên taxi ASIA

Vừa qua, Trung tâm điều hành Taxi và Xe điện ASIA -Công ty Cổ phần Á Châu đã tuyên dương anh Phan Văn Quang gương lái xe “Người tốt -Việc tốt” trước toàn hệ thống ASIA GROUP về hành động đẹp trả lại tài sản để quên trên taxi.

 
/uploads/news/2023_01/17/nguoi-tot-2.jpg

Thư mời Hợp tác kinh doanh

Tập đoàn Á Châu xin gửi lời chào đến Ban chấp hành Chi hội Front Ofice Khánh Hòa và thông qua Ban chấp hành Chi hội xin gửi tới Ban lãnh đạo các Khách rạn, Resort và đội ngũ Lễ tân với sự mong muốn mở ra nhiều mối quan hệ hợp tác chặt chẽ và bền vững nhằm mục đích phục vụ khách hàng tốt nhất.

 
/uploads/news/2023_01/16/6-ngah.jpg

CHÍNH SÁCH HỢP TÁC KINH DOANH THƯƠNG QUYỀN

Đi vào hoạt động từ năm 2012 tại Tp. Nha Trang, sau 10 năm thương hiệu Taxi Asia đã liên tục phát triển và mở rộng thị trường khắp toàn tỉnh Khánh Hòa với đội ngũ xe đông đảo, lượng khách hàng dồi dào và ổn định. Với mục đích đa dạng hóa sản phẩm, đáp ứng đầy đủ nhu cầu đa dạng của khách hàng, Taxi Asia hiện đang phát triển thêm dòng sản phẩm xe thương quyền. Dòng xe thương quyền mong muốn mang đến sự linh hoạt, chủ động và hiệu quả kinh tế cao cho quý đối tác.

 
/themes/default/images/news/noimg-ns1.jpg

VÌ SAO NÊN ĐẦU TƯ XE THƯƠNG HIỆU VÀO TAXI ASIA?

Xe thương hiệu - Đứa con lai giữa Taxi truyền thống và Taxi công nghệ.

 
/uploads/news/2022_05/18/asia-corp.png

Gạch không nung - Mở ra một thời đại mới

Gạch không nung từng bước đẩy lùi gạch nung truyền thống

 
/uploads/news/2022_05/13/gach-khong-nung.jpg

Vật liệu xây không nung: Giải pháp sáng tạo vì môi trường

DNVN - Công ty Cổ phần Vật liệu mới ASIA 96 hoạt động với sứ mệnh mang tới khách hàng sự hài lòng tối đa với chi phí tối thiểu, đã tập trung đầu tư và phát triển vào các nguồn lực, chú trọng mở rộng phạm vi hoạt động và thị trường, phát huy các tiềm năng sẵn có của công ty.

 
/themes/default/images/news/noimg-ns1.jpg

TAXI ASIA - TAXI VÀNG NHA TRANG THÔNG BÁO TUYỂN DỤNG

- Đối tượng tuyển dụng: Nhân viên lái xe Taxi. - Khu vực: Nha Trang, Cam Lâm, Cam Ranh, Mỹ Ca.

 
/uploads/news/source/4-cho-tram-huong.jpg

Họ hồ Khánh Hòa "Từ đất tổ ra đi"

Để ghi nhớ công ơn Tiên tổ, con cháu họ Hồ Khánh Hòa luôn khắc ghi cội nguồn lịch sử. Dòng tộc họ Hồ đã trải qua bề dày lịch sử hơn mười một thế kỷ, và con cháu họ Hồ đã có mặt hầu hết trên khắp mọi miền trên đất nước Việt Nam và định cư ở nhiều quốc gia khác trên thế giới. Con cháu Ngài tại mảnh đất Khánh Hòa – Xứ sở của rừng Trầm đảo Yến, họ Hồ đã có mặt ở đây gần 400 năm xây dựng Dòng họ, thờ phụng tôn kính Tổ tiên ông bà, kết nối giao lưu với họ Hồ các tỉnh trong toàn quốc và các họ khác trong tỉnh Khánh Hòa. Theo ước tính sơ bộ con cháu họ Hồ trên đất Khánh Hòa hiện nay có trên 40.000 người, tập trung đông nhất ở Diên Khánh, Nha Trang, Ninh Hòa. Ngoài ra các nơi khác như, Cam Ranh, Vạn Ninh, Cam Lâm, Khánh Vĩnh, Khánh Sơn và đặc biệt là huyện đảo Trường Sa cũng có bà con họ Hồ sinh sống.

 
/themes/default/images/news/noimg-ns1.jpg

TUYỂN CỘNG TÁC VIÊN TƯ VẤN TUYỂN SINH

Cơ hội nhận thu nhập 8 con số sau khi tham gia chương trình CỘNG TÁC VIÊN Tư vấn tuyển dụng Xuất khẩu lao động.

 
/uploads/news/2022_04/25/xuat-khau-lao-dong_2.png

Xuất khẩu lao động Nhật Bản: ĐIỀU KIỆN, CHI PHÍ, LƯƠNG

" Trong nhiều năm trở lại đây, xuất khẩu lao động Nhật Bản nhanh chóng trở thành xu hướng mà nhiều người lựa chọn. Là một quốc gia phát triển top đầu thế giới, Nhật Bản thực sự là điểm đến lý tưởng cho các lao động Việt sang sinh sống và làm việc ".

 
/uploads/news/2022_04/16/xuat-khau-lao-dong-nhat-ban-la-gi.jpg

Chọn công việc phù hợp khi tham gia xuất khẩu lao động Nhật Bản

Theo tổ chức hợp tác đào tạo quốc tế Nhật Bản JTCO quy định thì hiện tại có hơn 60 ngành nghề để người lao động tham gia thực tập sinh kỹ năng bao phủ gần như tất cả các ngành công nghiệp, nông nghiệp xây dựng...Lưu ý là không có các ngành kinh tế, dịch vụ, xã hội.

 
/themes/default/images/news/noimg-ns1.jpg
1
1
1
1
1
1
1
1
1
1
1
1
1
1
1
1

GIỚI THIỆU ASIA GROUP

DÒNG XE MỚI 100%

Trang nhất » Tin Tức » Báo chí-Công nghệ-Kinh doanh

Chính sách nhượng quyền thương hiệu Taxi Asia

Với mục đích đa dạng hóa sản phẩm, đáp ứng đầy đủ nhu cầu đa dạng của khách hàng, Taxi Asia đã và đang phát triển thêm dòng sản phẩm xe nhượng quyền thương hiệu. Dòng xe nhượng quyền thương hiệu mong muốn mang đến sự linh hoạt, chủ động và hiệu quả kinh tế cao cho quý đối tác.

 
/uploads/news/2023_05/08/ai.jpg

Taxi ASIA khai trương dòng xe mới tại Nha Trang

Taxi ASIA khai trương dòng xe mới 20 chiếc Toyota Vios 5 chỗ và 25 chiếc Avanza 7 chỗ nâng tổng số đầu xe taxi đang hoạt động lên 200 chiếc tại thành phố Nha Trang.

 
/uploads/news/2023_04/01/zzz.jpg

Lái xe Phan Văn Quang trả lại tài sản cho khách hàng để quên trên taxi ASIA

Vừa qua, Trung tâm điều hành Taxi và Xe điện ASIA -Công ty Cổ phần Á Châu đã tuyên dương anh Phan Văn Quang gương lái xe “Người tốt -Việc tốt” trước toàn hệ thống ASIA GROUP về hành động đẹp trả lại tài sản để quên trên taxi.

 
/uploads/news/2023_01/17/nguoi-tot-2.jpg

Thư mời Hợp tác kinh doanh

Tập đoàn Á Châu xin gửi lời chào đến Ban chấp hành Chi hội Front Ofice Khánh Hòa và thông qua Ban chấp hành Chi hội xin gửi tới Ban lãnh đạo các Khách rạn, Resort và đội ngũ Lễ tân với sự mong muốn mở ra nhiều mối quan hệ hợp tác chặt chẽ và bền vững nhằm mục đích phục vụ khách hàng tốt nhất.

 
/uploads/news/2023_01/16/6-ngah.jpg

CHÍNH SÁCH HỢP TÁC KINH DOANH THƯƠNG QUYỀN

Đi vào hoạt động từ năm 2012 tại Tp. Nha Trang, sau 10 năm thương hiệu Taxi Asia đã liên tục phát triển và mở rộng thị trường khắp toàn tỉnh Khánh Hòa với đội ngũ xe đông đảo, lượng khách hàng dồi dào và ổn định. Với mục đích đa dạng hóa sản phẩm, đáp ứng đầy đủ nhu cầu đa dạng của khách hàng, Taxi Asia hiện đang phát triển thêm dòng sản phẩm xe thương quyền. Dòng xe thương quyền mong muốn mang đến sự linh hoạt, chủ động và hiệu quả kinh tế cao cho quý đối tác.

 
/themes/default/images/news/noimg-ns1.jpg

VÌ SAO NÊN ĐẦU TƯ XE THƯƠNG HIỆU VÀO TAXI ASIA?

Xe thương hiệu - Đứa con lai giữa Taxi truyền thống và Taxi công nghệ.

 
/uploads/news/2022_05/18/asia-corp.png

Gạch không nung - Mở ra một thời đại mới

Gạch không nung từng bước đẩy lùi gạch nung truyền thống

 
/uploads/news/2022_05/13/gach-khong-nung.jpg

Vật liệu xây không nung: Giải pháp sáng tạo vì môi trường

DNVN - Công ty Cổ phần Vật liệu mới ASIA 96 hoạt động với sứ mệnh mang tới khách hàng sự hài lòng tối đa với chi phí tối thiểu, đã tập trung đầu tư và phát triển vào các nguồn lực, chú trọng mở rộng phạm vi hoạt động và thị trường, phát huy các tiềm năng sẵn có của công ty.

 
/themes/default/images/news/noimg-ns1.jpg

TAXI ASIA - TAXI VÀNG NHA TRANG THÔNG BÁO TUYỂN DỤNG

- Đối tượng tuyển dụng: Nhân viên lái xe Taxi. - Khu vực: Nha Trang, Cam Lâm, Cam Ranh, Mỹ Ca.

 
/uploads/news/source/4-cho-tram-huong.jpg

Họ hồ Khánh Hòa "Từ đất tổ ra đi"

Để ghi nhớ công ơn Tiên tổ, con cháu họ Hồ Khánh Hòa luôn khắc ghi cội nguồn lịch sử. Dòng tộc họ Hồ đã trải qua bề dày lịch sử hơn mười một thế kỷ, và con cháu họ Hồ đã có mặt hầu hết trên khắp mọi miền trên đất nước Việt Nam và định cư ở nhiều quốc gia khác trên thế giới. Con cháu Ngài tại mảnh đất Khánh Hòa – Xứ sở của rừng Trầm đảo Yến, họ Hồ đã có mặt ở đây gần 400 năm xây dựng Dòng họ, thờ phụng tôn kính Tổ tiên ông bà, kết nối giao lưu với họ Hồ các tỉnh trong toàn quốc và các họ khác trong tỉnh Khánh Hòa. Theo ước tính sơ bộ con cháu họ Hồ trên đất Khánh Hòa hiện nay có trên 40.000 người, tập trung đông nhất ở Diên Khánh, Nha Trang, Ninh Hòa. Ngoài ra các nơi khác như, Cam Ranh, Vạn Ninh, Cam Lâm, Khánh Vĩnh, Khánh Sơn và đặc biệt là huyện đảo Trường Sa cũng có bà con họ Hồ sinh sống.

 
/themes/default/images/news/noimg-ns1.jpg

TUYỂN CỘNG TÁC VIÊN TƯ VẤN TUYỂN SINH

Cơ hội nhận thu nhập 8 con số sau khi tham gia chương trình CỘNG TÁC VIÊN Tư vấn tuyển dụng Xuất khẩu lao động.

 
/uploads/news/2022_04/25/xuat-khau-lao-dong_2.png

Xuất khẩu lao động Nhật Bản: ĐIỀU KIỆN, CHI PHÍ, LƯƠNG

" Trong nhiều năm trở lại đây, xuất khẩu lao động Nhật Bản nhanh chóng trở thành xu hướng mà nhiều người lựa chọn. Là một quốc gia phát triển top đầu thế giới, Nhật Bản thực sự là điểm đến lý tưởng cho các lao động Việt sang sinh sống và làm việc ".

 
/uploads/news/2022_04/16/xuat-khau-lao-dong-nhat-ban-la-gi.jpg

Chọn công việc phù hợp khi tham gia xuất khẩu lao động Nhật Bản

Theo tổ chức hợp tác đào tạo quốc tế Nhật Bản JTCO quy định thì hiện tại có hơn 60 ngành nghề để người lao động tham gia thực tập sinh kỹ năng bao phủ gần như tất cả các ngành công nghiệp, nông nghiệp xây dựng...Lưu ý là không có các ngành kinh tế, dịch vụ, xã hội.

 
/themes/default/images/news/noimg-ns1.jpg
1
1
1
1
1
1
1
1
1
1
1
1
1
1
1
1

Bạn sẽ làm gì khi tức giận với đồng nghiệp

Chủ nhật - 30/03/2014 15:20
Bạn sẽ làm gì khi tức giận với đồng nghiệp Một tuần sáu ngày, mỗi ngày tám tiếng bạn có mặt tại công ty. Thời gian mọi người tiếp xúc và giao tiếp với nhau tại công ty là rất nhiều. Do vậy khả năng xung đột với nhau về một vấn đề gì đó là rất lớn. Có rất nhiều lý do cho sự xung đột ấy. Có thể là do hai người hiểu lầm, không tìm được tiếng nói chung, tệ hại hơn là chơi xấu nhau….. Như lẽ thường tình, thì mặt đỏ tía tai, cãi vã, có khi còn thượng cẳng chân, hạ cẳng tay. Dưới đây, sẽ là các cách xử lý thông thường nhất của đại đa số chúng ta khi gặp phải xung đột với đồng nghiệp. Các bạn hãy thử chiêm nghiệm xem mình đã từng làm gì khi tức giận và nó có thật sự tốt hay không?
 
1.Bỏ đi nơi khác:
 
Nhiều khi tức giận, có người muốn tranh cãi tới cùng, nhưng ngược lại cũng có những người lại không nói thêm câu nào và bỏ đi nơi khác. Nếu bạn là kiểu người đó thì bạn đã chứng tỏ rằng mình “trên cơ” đối phương, và rằng bạn có lý hơn, điều bạn nói là hiển nhiên đúng không có gì phải tranh luận thêm nữa. Thái độ cư xử như vậy, ban đầu sẽ khiến cho đối phương nổi xung hơn vì họ cho rằng mình khinh thường họ, nhưng ngược lại vì mình đã bỏ đi nên anh ta không còn ai để gây gổ, cãi vã, mà buộc phải im lặng về chỗ, và theo lẽ thông thường là sẽ tĩnh tâm suy nghĩ thật kỹ lại vấn đề tranh luận đó có thật sự cần thiết hay không? Và cái lợi ở đây là người khác sẽ đánh giá bạn là người cũng khá cao ngạo, song dĩ hòa vi quý. Cách này khiến cho môi trường làm việc của bạn tránh được những cuộc cãi vã không đáng có. 
 
2.Dùng lời lẽ để trút giận:
 
Đây là cách làm khá phổ biến mỗi khi tức giận. Không ít người sau khi làm xong điều này đã tỏ ra ân hận nhưng hậu quả gây ra thì không phải ai cũng khắc phục được. Trong lúc tức giận thì ai cũng muốn nói cho sướng mồm, nói ra được thì cũng như là một cách ta trút bỏ sự tức giận, buồn phiền của bản thân vậy. Nhưng hãy suy nghĩ cả hai phía xem. Người bị ta dùng lời lẽ để trút giận thường là người mắc khuyết điểm với ta. Mà như vậy thì trong ý thức của người đó luôn có ý là mình sai, sợ sệt và đặc biệt là muốn chuộc lỗi với chúng ta. Song sức chịu đựng của con người cũng chỉ có hạn, nếu vượt quá ngưỡng đó thì con người ta sẽ có những phản ứng để phòng vệ. Cụ thể vào trường hợp này là nếu bị trì triết quá mức, họ hoàn toàn không còn mặc cảm tội lỗi và ngược lại chúng ta trong mắt họ sẽ là những kẻ hiếu thắng, nóng tính và suy nghĩ nông nổi. Những lời nói cay nghiệt mà bạn nói ra có thể giúp bạn xả cơn tức trong tức thời nhưng cũng chính nó cũng là nguyên nhân làm hỏng mối quan hệ đồng nghiệp của bạn vì khi đó đối phương cảm thấy rằng họ bị xúc phạm.
3.Hành động:
 
Đánh lộn trong công ty thì hiếm thấy. Nhưng trong lúc tức giận không kiềm chế được bản thân, vào phòng mình và đập phá đồ đạc thì không hề hiếm. Một đề xuất không được cấp trên duyệt, một vài lời chỉ trích của trưởng phòng, hay nghe bóng gió người khác nói xấu mình. Thế là chạy thẳng vào phòng và bắt đầu “phá phách”. Bạn đừng lầm tưởng cách xử lý này là hay nhé. Đừng cho rằng mình vào phòng đập bàn đập ghế một mình là mình điềm tĩnh, không thể hiện cho người khác biết cảm xúc của mình. Thứ nhất, đập bàn đập ghế sẽ phát ra âm thanh mọi người ai cũng có thể nghe thấy được cả.
 
Thứ hai, bạn đồng nghiệp không phải là người nhà của bạn, họ sẽ không thể hiểu cũng như chấp nhận cho sự cuồng nộ (họ xem là vô lý) của bạn. Còn sếp thì càng không thể chấp nhận một nhân viên sẵn sang đập phá mọi thứ mỗi khi tức giận. 
 
Do vậy cách cư xử này là tuyệt đối tránh trong công ty. Nếu bạn đã từng như vậy, đừng cho rằng mình khôn ngoan, mà ngược lại bạn là người tính tình nóng nảy, thiếu kiềm chế đấy.
 
4.Nước mắt:
 
Cách xử lý này phần lớn là của phái nữ. Mỗi khi tức giận do tranh cãi với đồng nghiệp, thay vì mặt đỏ tía tai, lời nói gay gắt, thì các nữ đồng nghiệp của chúng ta thường nhỏ nước mắt để thể hiện sự ấm ức, và rằng mình bị oan, mình mới là người có lỗi. Vì rằng không phải là phái nữ nên mình cũng không đi sâu. Nhưng nói chung cách làm này cũng không nên lạm dụng. Không thể cứ mỗi lần tức giận hoặc tranh cãi một cái gì đó, bạn lại khóc lóc sụt sùi. Như vậy đồng nghiệp có thể nhún nhường với bạn song lại coi thường bạn cho rằng bạn là nhu nhược, yếu đuối.
 
5.Im lặng:
 
Đây là cách cư xử của người thông minh, biết kiểm soát cảm xúc. Họ biết tới đâu là giới hạn. Và gây ra một tâm lý hạ hỏa rất nhanh cho đồng nghiệp. Khi mà anh thấy mình nói như mưa mà đồng nghiệp vẫn không đáp trả sẽ tạo ra trong ý nghĩ của anh là “thôi như vậy cũng là đủ rồi”. Và rồi khi đồng nghiệp đã hạ hỏa, thì chúng ta có thể khéo léo gợi lại câu chuyện đó với chiều hướng có lợi cho chúng ta mà không quá khó khăn như lúc trước.

6.Làm hòa:
 
 
Trước hết phải khẳng định đây là người điềm tĩnh và hết sức thông minh. Biết bỏ qua cái thiệt trước mắt mà nghĩ tới cái lợi mai sau. Bất kể là bực tức tới đâu, dù đúng hay sai, nhưng người xưa có câu “lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Tại sao lại để mất một người đang giúp ta hoàn thành dự án chỉ vì một bất đồng không đâu? Giận dữ để rồi chọc phá công việc của nhau thì sướng hơn hay khiến người đó vui vẻ tiếp tục hỗ trợ ta hoàn thành công việc sướng hơn. Có lẽ ai cũng biết câu trả lời rồi phải không?
 
 
Không "buôn" chuyện lương bổng Bất kể vì mục đích gì, việc tìm hiểu và "tám"(tán gẫu) về thu nhập của người khác luôn bị đánh giá không tốt. 
 
Tiền bạc muôn thuở là vấn đề dễ gây bối rối khi chúng ta trò chuyện. Thế nhưng, đó cũng là một đề tài vô cùng hấp dẫn. Vì thế, khi tán gẫu với bạn bè, người thân, bạn không thể tránh nhắc đến tiền. Đó có thể là học phí của con, vật giá ở chợ...Trong hàng trăm thứ tiền ấy, tiền lương là một trong những vấn đề thường được đem ra bàn luận. Tuy nhiên, "tám" xung quanh đề tài lương bổng đã gây ra không ít tai họa cho nhiều người.
Tiền lương vẫn được xem là vấn đề "không phận sự miễn bàn" khi giao tiếp xã hội. Mọi người có thể bàn luận với nhau về ngoại hình, tình cảm, thậm chí chuyện riêng tư của gia đình với người khác. Tuy nhiên, dù cởi mở đến đâu, người ta vẫn bối rối khi nhắc đến tiền lương. Chị Ngọc Mai, nhân viên một công ty cho thuê tài chính, tâm sự: "Một lần, lớp cũ của tôi họp mặt. Tôi buột miệng nói ra tiền lương của mình khi một cô bạn hỏi. Mọi người chợt im lặng. Hậu quả là bạn bè như đang thăm chừng nhau...". 
Đề cập tiền lương trước mặt bạn bè sẽ phát sinh hai tâm lý. Nếu lương cao, dù muốn hay không, những người xung quanh cũng cảm thấy ganh tỵ. Bạn sẽ bị kết tội khoe mẽ. Ngược lại, nếu lương thấp hơn người khác, bạn sẽ cảm thấy khó chịu, cho rằng mình kém cỏi. Gặp người thiếu tế nhị, chỉ cần một câu nói bâng quơ của họ: "Sao lương thấp vậy?", cũng đủ làm bạn tổn thương.
Đặc biệt, trong môi trường làm việc, chuyện lương bổng càng không nên phơi bày hoặc tìm hiểu. Đôi khi, vài trăm nghìn tiền lương cũng có thể đánh mất sự đoàn kết giữa các nhân viên. Đó là lý do các nhà quản lý luôn tránh công khai lương của cấp dưới. Thế nhưng, một số người có thói quen tìm hiểu thu nhập của người khác. Họ có thể xem trộm phiếu lương, điều tra từ phòng thủ quỹ... Bất kể mục đích là gì, chắc chắn họ sẽ cảm thấy buồn hoặc thất vọng khi phát hiện lương mình thấp hơn các đồng nghiệp.
"Tại sao cũng làm như nhau, lương cô ta lại cao hơn mình?". "Công ty bất công, nhỏ đó mới vô mấy tháng mà thu nhập ngang mức người có kinh nghiệm hai năm như mình...". Những suy nghĩ ấy sẽ gây mất đoàn kết trong công ty, ảnh hưởng đến tình đồng nghiệp. Sự tỵ nạnh còn biến chúng ta thành người lắm chuyện Đã giận thì khó giấu, một lúc nào đó, bạn có thể buột miệng so sánh thu nhập của mình với đồng nghiệp. Nếu đến tai người ấy sẽ gây mất lòng, đến tai sếp còn phiền hơn. Ngoài ra, việc lén lút điều tra thu nhập của người khác sẽ biến bạn thành người xấu trong mắt các đồng nghiệp. Lập tức, bạn bị gán tội nhiều chuyện, ưa tỵ nạnh. 
Hài lòng về mình là một cách để hạnh phúc
Nếu một người bạn hoặc đồng nghiệp hỏi: "Lương của đằng ấy bao nhiêu?", cảm giác của bạn như thế nào? Từ đó, bạn sẽ có câu trả lời cho việc "bà tám" chuyện lương bổng.
Với đề tài này, chủ nghĩa "makeno" (Mặc kệ nó) được xem là cách ứng xử tốt nhất. Dù lương cao ngất ngưởng, bạn cũng chẳng cần khoe với ai và đừng cố dò la thu nhập của người khác. Tốt nhất, hãy xem tiền lương là một bí mật để mọi người cảm thấy bình đẳng, thoải mái hơn. Điều quan trọng là bạn làm việc tốt và hài lòng với mức lương của mình.
 
 
Kỹ năng mới đi làmTrong chúng ta, ai cũng phải trải qua ít nhất là mười sáu năm đèn sách miệt mài, có người thậm chí còn lâu hơn nữa, có khi là mười tám, hai mươi năm. Nhưng mục đích cuối cùng của việc học đó là gì? Thực chất đó chỉ là trang bị cho bản thân một lượng kiến thức đầy đủ để có thể kiếm được một công việc như ý với mức lương phù hợp nuôi sống bản thân và gia đình mình. Tuy nhiên khi bắt tay vào công việc mới thì có lẽ không đơn giản chỉ dừng lại ở việc các bạn sử dụng lượng kiến thức của mình thôi đâu.Thực vậy, kiến thức thì bao la rộng lớn, chúng ta biết học đến bao giờ là đủ, chính vì vậy, tôi xin lấy mốc kiến thức đủ là lượng kiến thức chúng ta có để đáp ứng với công việc sắp tới, và người kiểm tra, đánh giá mốc “thế nào là đủ” cho chúng ta chính là các nhà tuyển dụng. Việc kiến thức của bạn, nó như là điều kiện cần để có được công việc bạn muốn. Còn các kỹ năng làm việc nó lại giống như điều kiện đủ để bạn làm tốt công việc trong môi trường mới. Và nếu như ai cho rằng, kiến thức mới là quan trọng, mà xem nhẹ kỹ năng làm việc thì bạn đã nhầm to. Vì kỹ năng làm việc không chỉ thể hiện lượng kiến thức của bạn trong công việc mà còn thể hiện kiến thức của bạn trong nhiều lĩnh vực khác. Lấy ví dụ, khi bạn mới vào công ty với công việc là quản lý hệ thống mạng , lẽ dĩ nhiên bạn sẽ được giới thiệu sơ qua về công ty. Với người có kỹ năng làm việc, chắc chắn họ sẽ viết lại những chú ý quan trọng như đặc điểm, sản phẩm bán hàng của công ty…… Vì họ biết rằng, rồi sẽ có một lúc nào đó họ cũng được như sếp của mình đi giới thiệu lại công ty cho nhân viên mới, hoặc những lúc giao lưu với bạn bè, mình cũng có thể giới thiệu công ty mình, biết đâu đấy một mối làm ăn lại được bắt đầu từ đây. Còn với những người chưa có kỹ năng thì có lẽ chỉ chăm chăm chú ý tới phạm vi mình được giao còn những việc khác thì cho qua, vì rằng mình không quan tâm đến những việc đó cũng chẳng chết ai! Vì lẽ đó kỹ năng công việc là vô cùng cần thiết không thể thiếu nếu bạn muốn có một công việc tốt và lâu dài.Dưới đây, tôi xin phép đưa ra một số kỹ năng tối thiểu khi mới vào làm việc.1. Tác phong công nghiệp: Là người mới nhất của công ty, bạn đương nhiên trở thành tâm điểm chú ý của mọi người, và dường như bạn không chỉ có một sếp mà có đến nhiều sếp. Bất kỳ một ai trong công ty cũng có thể khiển trách bạn. Nên việc chấp hành nghiêm chỉnh nội quy của công ty là điều cần thiết trước nhất.  Và cũng xin lưu ý bạn một điều rằng nhìn và học tập theo mọi người là điều tốt, nhưng học phải có chọn lọc và áp dụng đúng thời điểm lại là cả một vấn đề. Có những việc bạn có thể làm giống như các nhân viên khác, nhưng cũng có những việc bạn tuyệt đối tránh vì đó chưa hẳn đã là một tác phong tốt. Ví dụ, một nhân viên lâu năm có thể đến chậm mười, mười lăm phút, không sao cả. Nhưng bạn đến muộn năm phút là đã bắt đầu có chuyện. Có thể bạn sẽ bị khiển trách vì lỗi đến muộn, hoặc có thể không, nhưng do sếp muốn khiển trách người nhân viên lâu năm kia nhưng lại ngại va chạm, thì dĩ nhiên bạn sẽ là con mồi béo bở cho con cọp đói rồi.Tác phong công nghiệp được thể hiện rõ nhất ở việc đúng hẹn, vì vậy, việc bạn đến công ty đúng giờ, giao nộp công việc đúng thời hạn sẽ tạo được lòng tin ở nơi người khác. Điều đó thật sự tốt cho công việc của bạn.2. Nhiệt tình với công việc: Công ty có nhu cầu tuyển dụng là công ty đang khiếm khuyết vị trí mà mình có thể đáp ứng. Công việc đó chưa có ai làm, mình được nhận vào công ty là để làm công việc đó. Đấy là một suy nghĩ sai lầm vô cùng. Trong một công ty, một vị trí, một công việc luôn có hai hoặc thậm chí nhiều người hơn có thể đảm đương một công việc. Do vậy người làm chính thức công việc này nghỉ thì cũng sẽ có người khác làm thay ngay. Có điều là nếu như trong một khoảng thời gian dài thì họ sẽ không kham nổi khối lượng công việc hoặc chất lượng không cao. Do đó công ty mới phải tuyển thêm nhân viên mới. Nếu ai hiểu được như vậy thì có lẽ bài toán sẽ hoàn toàn khác. Không phải bạn được nhận vào làm là bạn được làm ngay đúng vị trí bạn muốn. Mà là làm các công việc phụ khác liên quan tới công việc đó. Để bạn dần dần bắt kịp guồng quay của công ty, để rồi sau một thời gian bạn quen với công việc, thì khi đó bạn mới có thể làm công việc chính. Khoảng thời gian đó có thể là ba đến sáu tháng hoặc lâu hơn tùy theo năng lực của bạn.Suy nghĩ theo hướng thứ hai mới là thực tế, nên bạn cũng đừng tự ti mà nghĩ rằng, mình vất vả bao năm học cuối cùng ra trường chỉ được làm những công việc x, y, …. này. Cái này dễ hiểu thôi. Vì một công ty được xây dựng ra, chủ doanh nghiệp đã phải tiêu tốn rất nhiều tiền, không những thế đó còn là nguồn sống của các cá nhân khác. Chỉ một chút sai lầm của bạn cũng có thể ảnh hưởng tới rất nhiều người. Như vậy, dĩ nhiên là mọi người chưa thể tin ngay bạn được và bạn cũng chưa thể chứng minh được gì với chỉ bằng một hai tấm bằng.  Mà ngược lại hãy suy nghĩ theo hướng tích cực hơn. Làm tốt mọi công việc được giao rồi sẽ có lúc mình được hưởng xứng đáng với những gì mình bỏ ra. Nghĩ như vậy, bạn sẽ cảm thấy thoải mái khi làm việc, nhiệt tình hơn trong mọi việc và dĩ nhiên chất lượng công việc sẽ đạt kết quả cao. Và khi công việc đạt kết quả cao, thì lòng tin của mọi người với bạn sẽ tăng, công việc sắp tới bạn làm sẽ  quan trọng hơn và tiến gần hơn với công việc bạn mong muốn. Rất lôgic phải không? 3. Đừng cho mình là siêu sao: Sau khi đã được nhận vào công ty, công việc gì đối với bạn cũng là mới mẻ. Nên hãy chú ý lắng nghe những lời hướng dẫn của mọi người. Việc bạn chưa biết thì đương nhiên bạn sẽ làm theo hướng dẫn, nhưng điều đáng nói là việc bạn đã biết làm, có thể là cách làm của bạn, bạn cho rằng sẽ đạt hiệu quả cao hơn, nhưng cũng đừng vội nói ngay, hãy lắng nghe và làm theo lời hướng dẫn của những người đi trước. Vì cách làm trước mắt đã là được đúc kết và tổng hợp từ nhiều thế hệ nhân viên đi trước ta, và thứ hai nữa là nó mang tính ổn định và chắc chắn đúng, cuối cùng nữa là chừa lại cho ta một con đường sống. Nếu làm sai theo cách của mọi người chỉ, chúng ta còn có thể đi hỏi lại. Chứ nếu làm theo cách của mình để rồi sai thì biết chạy đi đâu để hỏi. Mà như đã nói ở phần trên, đối với nhân viên mới thì “lòng tin” là điều vô cùng quan trọng. Cách làm mới bạn có thể làm thử ra một bản khác rồi đối chiếu với cách làm cũ. Cho đến khi nào bạn vững vàng, có khả năng tự kiểm tra kết quả theo cách làm cũ thì khi đó hãy sử dụng và đề xuất cách làm mới. Cho đến lúc đó, cách làm của bạn vẫn được coi là mới mẻ và hiểu quả mà phải không?4. Cách xưng hô với mọi người trong cơ quan: Chúng ta vừa ra trường, vừa mới được nhận vào làm, đương nhiên mình là người bé nhất. Do vậy trong cách xưng hô cũng nên đi kèm với các từ “vâng, ạ, dạ,…..”. Cái này thể hiện sự tôn trọng tới mọi người khác, đồng thời thể hiện sự cầu tiến của chúng ta. Không chỉ với những người hơn tuổi chúng ta mà ngay cả với những người chỉ hơn ta vài tháng làm việc, cũng không nên có thái độ xuồng xã. Vì trong công ty chúng ta là người bé nhất cơ mà. Tôi đã từng gặp một trường hợp như vậy. Giám đốc chỉ hơn nhân viên một tuổi. Cả hai người đều rất trẻ và chỉ là sinh viên. Một lần giám đốc gọi cô nhân viên trên Yahoo để bàn công việc “ê, có đấy không?”. Cũng gọi như vậy ở lần sau, lập tức cô nhân viên đã bị mắng té tát, và khiến cô thực sự bị sốc. Tại sao lại như thế, người ta gọi được sao mình lại không? Đơn giản chỉ bởi vì trong công ty bạn là nhân viên còn họ là giám đốc!!5. Đừng vội quan tâm đến lương: Điều này nghe ra có vẻ mâu thuẫn với lời giới thiệu mở đầu. Nhưng thực ra không hề mâu thuẫn chút nào. Khi mới vào làm, hay còn gọi là thời gian thử việc, chúng ta đến với hai bàn tay trắng để tạo dựng nên một thứ gì đó. Ngay cả bản thân chúng ta cũng không thể biết chính xác mình có thể làm được bao nhiênu, mình làm tốt như thế nào. Thì làm sao có thể bắt người ta phải trả tiền cho một thứ mà người ta cũng chưa biết chất lượng ra sao. Tốt nhất là hãy hăng say làm việc, còn tiền lương à, hãy để thời gian trả lời cho bạn Lúc này, lòng tin, khả năng làm việc quan trọng hơn nhiều đến tiền lương, và các sếp cũng nhìn vào những thứ đó để trả lương cho bạn chứ không phải là nhìn vào cái tấm bằng của bạn đâu. Một phép so sánh rất thực tế thôi, nếu có hai nhân viên, một nhân viên A có bằng giỏi nhưng thường xuyên đi muộn, công việc làm thường xuyên nộp chậm, với một nhân viên B bằng trung bình nhưng anh ấy nghiêm chỉnh chấp hành nội quy công ty. Hoàn thành tốt công việc được giao thì không có lý do gì ban lãnh đạo phải giữ lại nhân viên A với  tấm bằng giỏi mà làm gì. Ngoài ra việc quá quan tâm lương trong thời gian đâu sẽ khiến cho bạn mất tập trung trong công việc, suốt ngày chỉ lo nghĩ mức lương này đã thỏa đáng với mình chưa? Rồi so sánh với các bạn cùng trang lứa sẽ ngốn hết thời gian của bạn cho các công việc khác. Lúc đó hiệu quả làm việc thấp. Liệu bạn có được đi làm tiếp hay không còn đang là một dấu hỏi lớn chứ đừng nghĩ tới chuyện lương của mình sẽ là bao nhiêu?Tiền lương quả thật rất quan trọng, nhưng nghĩ và yêu cầu nó vào lúc nào cho hợp lý còn quan trọng hơn. Nhất là trong thời kỳ mở cửa, người ta nhất định sẽ được trọng dụng, nên các bạn cứ yên tâm làm tốt công việc của mình đi. Khi mà ta đã có kiến thức cũng như kỹ năng làm việc thì lương sẽ phải nghĩ đến ta chứ không phải ta nghĩ đến lương đâu.
 
 
Lương có thật sự quan trọng như bạn nghĩ?Cũng như rất nhiều sinh viên khác, tôi luôn băn khoăn về nơi làm việc sau khi ra trường. Hầu hết bạn bè tôi đều mong sẽ tìm được một công việc đúng chuyên ngành và lương thật cao. Lương luôn là ý nghĩ hiện ra đầu tiên khi chúng tôi nói chuyện về công việc. Tôi những tưởng rằng chỉ những sinh viên ở tỉnh , xuất thân từ những vùng quê nghèo khó đi ra thì họ mới khát khao làm được thật nhiều tiền. Nhưng không như tôi nghĩ , ngay cả với những sinh viên sinh ra và lớn lên nơi đô thị phồn hoa , họ vẫn mường tượng về một mức lương cao ngất ngưởng khi chọn nơi làm việc. Và  lương đương nhiên  trở thành yếu tố đầu tiên để sinh viên chúng tôi chọn công việc sau khi tốt nghiệp.  Làm việc trong những công ty nước ngoài , hay công ty liên doanh với mức lương hậu hĩnh hiển nhiên trở thành mơ ước của chúng tôi. Và sức ép đó càng trở nên nặng nề hơn đối với những sinh viên giỏi mà cha mẹ họ đã phải rất vất vả ,nhịn ăn , nhịn tiêu, chắt chiu từng đồng, bán từng gánh rau , từng con lợn , con gà…để nuôi họ ăn học.Nhưng liệu lương có phải là tất cả khi chọn nơi làm việc? Không biết là tốt hay xấu khi tôi lại không thấy rằng lương là điều quan trọng nhất khi chọn nơi làm việc. Bạn có thể cười tôi- bạn có thể cho rằng bởi tôi đang là một sinh viên năm thứ ba , chưa ra trường ,chưa va chạm cuộc sống , chưa phải toan lo cơm áo gạo tiền – cứ ra đời là thay đổi ngay! Rất có thể điều bạn nói là đúng vì còn hơn một năm nữa tôi mới ra trường . Nhưng nếu bạn biết rằng tôi đã  biết kiếm tiền từ năm 7 tuổi, biết quý như thế nào từng đồng tiền kiếm được từ những gánh rau, đã từng biết cảm giác phải đi bộ hơn 20 cây số vì trong túi không có một đồng nào để về nhà….. Hơn ai hết ,tôi cũng từng nghĩ về lương nhưng giờ đây , tôi lại cho rằng môi trường làm việc mới là yếu tố quan trọng nhất  khi tôi quyết định một nơi làm việc, yếu tố thứ hai là cơ hội thăng tiến và cuối cùng mới là lương. Bạn cứ thử nghĩ mà xem , nếu bạn tìm được một môi trường làm việc lý tưởng , đồng nghiệp xem nhau như anh em một nhà , mọi người đều yêu thương , giúp đỡ nhau. Mọi người tạo điều kiện hết mức cho bạn phát huy hết năng lực của mình. Sự thành công của bạn là niềm vui chung cho tất cả mọi người. Với một môi trường lý tưởng như thế , liệu bạn có thấy chán nản hay bạn sẽ cảm thấy gắn bó và làm việc say mê , không mệt mỏi. Và hẳn nhiên hệ quả khi bạn làm việc tốt thì bạn sẽ nhận được xứng đáng thành quả lao động của mình. Bản thân tôi rất sợ một môi trường làm việc mà mọi người ganh ghét lẫn nhau , thành công của mình lại là cái gai trong mắt một hoặc một số người khác. Cảm giác mệt mỏi ,chán chường vô cùng ! Vậy còn sức nào để sáng tạo, còn sức nào để làm việc với phong thái tốt nhất? và lương cao có ý nghĩa gì khi bạn không tìm thấy niềm vui nơi làm việc? Không có cảm giác thoải mái và sự chịu đựng của con người ta là có giới hạn , bạn có chắc mình sẽ gắn bó với một môi trường làm việc như thế dù lương cao như mơ ước?Yếu tố thứ hai tôi muốn nói đến là cơ hội thăng tiến..Có lẽ cơ hội thăng tiến là điều mà rất nhiều người quan tâm. Với tôi , cơ hội thăng tiến , chỉ đơn giản là cơ hội được thử sức mình ở một vị trí khó hơn. Cơ hội thăng tiến sẽ lẽ tất yếu nếu mình thật sự làm việc tốt và có năng lực.Và cuối cùng  là lương. Vâng –sẽ là rất dối lòng nếu nói rằng lương không quan trọng , có điều nó không phải là quan trọng nhất. Ông bà ta có câu” có thực mới vực được đạo”. Tôi cũng tin như vậy. Lương như thế nào là đủ - là chấp nhận được? câu trả lời tùy thuộc vào mỗi người . Riêng tôi – tôi sẵn sàng chấp nhận một mức lương đủ sống nhưng có môi trường làm việc tốt  
 
 
 20 biểu hiện của nhân tàiVô số sếp than phiền rằng nhân tài thường lặn đâu mất trong khi quanh mình chỉ toàn phường "giá áo túi cơm". Nhưng sự thật nằm ở chỗ nhiều khi, các sếp đã để nhân tài dứt áo ra đi chỉ vì không tìm ra cái khác người ở họ. 1. Có tật có tài Không thể phủ nhận điều này, dù lắm khi nó làm nhiều người, đặc biệt là các sếp rất khó chịu. Theo thống kê của tạp chí Challenges (Pháp) thì hơn 80% tổng giám đốc ở Pháp đều ít nhất đôi ba lần phàn nàn về những cố tật của nhân tài trong công ty, chẳng hạn thích đi làm trễ, hút thuốc ở những nơi có tấm bảng "Cấm hút thuốc", hoặc biến bàn làm việc thành kho... phế liệu tổng hợp. Nếu biết đấu tranh và cả chịu đựng với những tật này, các sếp có thể giữ chân những kho vàng thật sự, dù đó là những nhân vật không giống con giáp nào. 2. Ghét xu nịnh Đây chính là một trong những ưu điểm nổi bật của nhân tài, do họ có "chỉ số tự trọng" cao, cộng thêm lòng kiêu hãnh đôi khi theo kiểu "mục hạ vô nhân". Món cocktail này khiến nhân tài khinh ghét kẻ xu nịnh hoặc giả dối, đòi hỏi mọi sự phải rõ ràng, vì danh môn chính phái không thể chung sống với bàng môn tả đạo. 3. Ghét bè phái Theo nhà tâm lý học Saint-Ader Satano (Pháp), nhân tài đích thực không theo phe cánh nào cả, dù tình thế trong công ty bắt buộc toàn bộ nhân sự phải "một chọn Tần, hai chọn Sở". Do tính khí độc lập cao nên nhân tài bị xem là kẻ thích chơi trội, ít hoà đồng và kiêu căng. Một môi trường đầy xung đột sẽ huỷ diệt nhân tài không thương tiếc. Do vậy, những sếp thông minh thường "tề gia" trước, sau đó mới "tam cố thảo lư". 4. Thích nói và làm ngược số đông Thời trang là một trong những kẻ thù lớn của nhân tài, vì họ khinh bỉ nó. Tâm lý của nhân tài là hay bảo thủ và không a dua theo thiên hạ, thích đi ngược lại số đông. Nhưng trong khi đi theo con đường riêng như vậy, nhân tài thường tìm ra những đáp áp tuyệt chiêu cho những bài toán hóc búa mà người thường không tìm nổi. Theo ông Allan Depoe, Giám đốc nhân sự công ty Defrost (Anh), thì trong khi nhân tài phát biểu, các sếp nên... lắng nghe. 5. Khắt khe Sự khắt khe của một nhân tài thể hiện ngay với chính bản thân họ, đừng nói gì với người khác. Trong khi "người phàm" dễ bằng lòng với thành quả lao động của họ thì nhân tài cày đi xới lại cách giải quyết của chính mình, có khi vứt bỏ công trình nghiên cứu cả mấy năm ròng. 6. Mâu thuẫn nội tại Theo giáo sư tâm lý học Alessandro Copigno (Italy), nhân tài thường dằn vặt với chính mình vì hay phạm phải những sai lầm trong hành xử. Chính sự mâu thuẫn của toà án lương tâm làm nhân tài bị stress trầm trọng, tự nguyền rủa và sau đó lại... tái phạm. 7. Ghét kẻ bất tài và gặp may Đây lại là một biểu hiện rõ nét nhất của nhân tài, vì với họ, không có chỗ cho sự may mắn, và kết quả chỉ đến với những ai có óc sáng tạo và IQ cao. Nếu trong công ty có những kẻ "sống lâu lên lão làng" mà lại "chảnh" thì nhân tài thường là gáo nước lạnh đầu tiên. 8. Ghét sự gò bó Kỷ luật lao động với nhiều nhân tài là nhục hình thực sự, vì nó giết mòn tư duy khác người của họ. Nhân tài hay bị người khác hiểu lầm là chơi trội, nhưng cái sự đi trễ về sớm của họ có khi hơn chán vạn lần thái độ "miệt mài" của những người tầm thường. Theo bà Catherine Howard, Giám đốc điều hành công ty Gasp Café của Bỉ, gò bó nhân tài là huỷ diệt doanh số công ty. Tuy nhiên, cái gì cũng có giới hạn: nếu ngông nghênh quá, nhân tài dễ bị xem là lập dị. 9. Càng bận rộn càng thích Trong khi nhân gian sợ công việc như sợ cọp thì với nhân tài, đó là một môi trường để tung hoành. Càng bị công việc thử thách, nhân tài càng thích thú và càng muốn đương đầu. 10. Thẳng tính Nhân tài hay nói không uyển ngôn nhã ngữ gì cả. Chính vì vậy nhân tài ít bạn, bị mọi người cho là lếu láo, kỳ thực đó chỉ là "trung ngôn nghịch nhĩ". Nếu chỉ ưa những nhân viên luôn mồm vâng dạ thì sếp sẽ không bao giờ có cơ hội tận dụng nhân tài. 11. Cầu toàn Thoạt trông, nhân tài là gánh nặng của công ty, là ngòi nổ cho mọi xung đột do thích đòi hỏi mọi sự công bằng và hợp lý. Kỳ thực, một nhân tài luôn đấu tranh cho công lý và lẽ phải, không chấp nhận sai sót và sự cẩu thả. Nhiều nhân tài luôn thay đổi công ty do không tìm được "minh chúa", do bị dồn vào bước đường cùng của lòng đố kỵ và của những âm mưu đê tiện. 12. Thiếu kiên nhẫn Nghịch lý này, tiếc thay, lại xảy ra thường xuyên với những nhân tài thực thụ. 13. Lơ đễnh Ông David Green, Giám đốc nhân sự của công ty A&B của Mỹ, cho biết: "Trong những buổi phỏng vấn tìm nhân tài, chúng tôi thật sự quan tâm những nhân vật đãng trí. Một lần, một anh chàng đang trả lời phỏng vấn thì lôi phắt ra một cây bút chì và và vẽ chân dung tôi theo kiểu hí hoạ, không kiêng nể chút nào. Tôi nghĩ anh ta bị điên. May thay, khi vào công ty, anh ta đã chứng tỏ mình là vựa sáng kiến". Các nhà tâm lý học đều thừa nhận rằng những nhân tài thường có vẻ lơ đễnh bề ngoài, nhưng bên trong là cả một hoả diệm sơn sùng sục. Họ luôn làm việc gấp năm gấp mười so với người thường và luôn cho ra những ý tưởng kinh người. 14. Tham công tiếc việc Đây là thói xấu vì "quý hồ tinh bất quý hồ đa", nhưng đối với một nhân tài thực sự thì đó chỉ là lửa thử vàng. Trong khi những đồng nghiệp khác lao động theo trường phái "sáng cắp ô đi, tối vác về" thì nhân tài hùng hục đánh vật với đủ loại suy nghĩ, ý tưởng. Chính vì vậy, trông họ lúc nào cũng cau có, bực dọc. 15. Thích cô độc Những nhân vật khác người này ghét tiếng ồn, những câu chuyện phiếm vô bổ và ồn ào của những kẻ thiếu lịch sự. Những cuộc liên hoan hay họp mặt của toàn công ty, với nhân tài, là địa ngục trần gian thực sự. Trong lúc cuộc vui lên đỉnh điểm, họ lặng lẽ rút lui vì cái tâm trạng "ta dại ta tìm nơi vắng vẻ, người khôn người kiếm chốn lao xao". Những cuộc vui nhố nhăng và những câu nói vô ý thức làm nhân tài rất "dị ứng", họ sẵn sàng đánh giá cả một con người qua một câu nói hay một hành động nhỏ. Thành thử, nhân tài luôn bị đánh giá là hẹp lượng, không "thoáng". 16. Bị công việc ám ảnh Trong khi những nhân viên bình thường chỉ làm cho xong việc và mau chóng về nhà thì nhân tài lặng lẽ ngồi lại, âm thầm tìm cách giải quyết công việc theo cái gu rất riêng. Anh ta chả cần ai hay biết việc này, thậm chí còn cầu trời cho sếp đừng hay biết, để… đừng mang tiếng “lấy điểm”. Một số nhân tài tại nước Nhật thường bị hội chứng Karoshi (đột tử do làm việc quá sức) là thế. 17. Đòi thù lao tương xứng Đây không phải là sự mè nheo vụn vặt của những kẻ lý tài và tham lam, mà là thái độ tự đánh giá hết sức sòng phẳng về mình và về người của nhân tài. Anh ta - trong những buổi phỏng vấn - đi thẳng vào vấn đề lương bổng và đề nghị những mức tiền chóng mặt. Những vị sếp thông minh không đời nào nhếch mép hay trợn mắt, mà phải xem đó là dấu hiệu của một thiên tài. Tất nhiên, cần phát hiện những kẻ… vĩ cuồng. 18. Ít chứng tỏ Nhân tài có chân tài thực học không cần phô trương kiến thức hay nói nhiều. Họ chỉ im lặng trong những phiên họp ầm ĩ, ngay trong lúc những cái đầu rỗng tuếch thi nhau gào lên với sếp. Sáng kiến của nhân tài thường là loại đầy uy lực. 19. Tự trọng Nhân tài thường không chịu được cái tông kẻ cả của người khác, đặc biệt của những kẻ vô tích sự mà nỏ mồm. Nhân tài không có thói quen thu vén cá nhân, không "nấu cháo điện thoại", không dùng thẻ taxi chùa của công ty, không dùng một tờ giấy vào việc riêng. Anh ta thật sự đau khổ nếu lỡ phạm sai lầm, trong khi những kẻ "mặt nạc đóm dày" thường tỉnh khô tái phạm. 20. Bất cần kinh nghiệm Những ông sếp giỏi và có khiếu tìm người thường không dựa vào kinh nghiệm của nhân tài, dù họ đang lao vào một lĩnh vực hoàn toàn mới mẻ. Rất nhiều người nghĩ rằng phải có kinh nghiệm mới nên cơm nên cháo, nhưng thực tế chứng minh nhiều nhân tài tỏ ra được việc hơn hẳn những kẻ đầy kinh nghiệm "rỗng". Và nhiệm vụ của những ông sếp là phát hiện ra nhân tài, vì nhân tài thường ở ẩn... 

Tác giả bài viết: st

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Lượt truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 29


Hôm nayHôm nay : 477

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 29402

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 7292385